Nuôi cá trong bể xi măng mang lại lợi ích kinh tế cao, nhưng chọn loại cá nào để nuôi sẽ vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa mang lại hiệu quả cao? 8 loài cá dưới đây sẽ trả lời cho bạn.
Khác với việc nuôi cá trong ao hồ thì nuôi cá trong bể xi măng mang lại nhiều ưu điểm hơn, người nuôi có thể dễ dàng quản lý trạng thái ăn uống, dịch bệnh, kiểm soát tốt số lượng cá nuôi trong bể. Không những thế, việc nuôi cá trong bể xi măng giúp người nuôi nhanh chóng tái sản xuất các vụ nuôi, không tốn quá nhiều chi phí cho việc cải tạo bể. Vì vậy, để việc nuôi cá trong mô hình này đạt hiệu quả cao, cá mau lớn, dễ nuôi các bạn tham khảo 8 loài cá sau.
Mời Quý độc giả cùng xem video Những loài cá nuôi trong bể xi măng phù hợp nhất mà kênh Dr.Vet đã thực hiện
1. Nuôi cá trê lai
Ngoài ra bạn có thể nuôi cá trê phi hoặc cá trê vàng trong bể xi măng. Cá trê lai có đặc điểm là thích ứng với nhiều môi trường nước khác nhau, chúng có thể sống ở nhiệt độ từ 11-39,5oC. Độ pH từ 3,5-10,5. Độ mặn dưới 15/nghìn. Bên cạnh đó cá trê lai sống được trong môi trường nước với hàm lương oxy khá thấp. Loại cá này tăng trưởng nhanh, lại ít bệnh, thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn tự chế.
2. Nuôi cá lóc
Cá lóc hay còn gọi là cá quả có thể sống ở khắp nuôi trường có mật độ oxy thấp, thường sống trong môi trường nước ngọt, chúng sinh sống ở tầng giữa và thấp hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
3. Nuôi cá chép
Là một trong những loài cá nước ngọt khá phổ biến được thị trường ưa chuộng. Cá chép có thể sống được ở nhiều điều kiện khác nhau, phần đa phù hợp với môi trường nước rộng có dòng nước chảy chậm và có nhiều rong rêu nuôi đều có thể nuôi trong hồ xi măng hoặc bể xi măng.
4. Nuôi cá rô phi đơn tính
Là loài cá tương đối dễ nuôi lại ít bệnh, có khả năng thích nghi tốt ở nhiều điều kiện sống. Để nuôi cá rô phi đơn tính trong bể xi măng cần yêu cầu đặc biệt về độ sâu, có lưới quây xung quanh để tránh cá phi ra ngoài và mái che cho cá vào những ngày nắng nóng. Rô phi đơn tính có thể ăn được nhiều loại thức ăn, từ thức ăn công nghiệp hay tự phối trộn đều được.
5. Nuôi cá diêu hồng
Cá này có thịt thơm và ngon, thịt chắc, đặc biệt rất ít xương răm, dễ chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng nên đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Bởi đặc tính là cá lớn nhanh, rất dễ nuôi, nó có thể sống tốt ở những nơi oxy kém nên cá diêu hồng được nhiều người nuôi. Không những vậy thời gian nuôi cá ngắn ngày, đảo vụ nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hơn nữa loại cá này có thể sống được cả ở môi trường nước ngọt, nước mặn lẫn nước lợ, cách nuôi tương tự với cá rô phi đơn tính, lại ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc thực vật như: cám ngô xay nhỏ, bã đậu,… nên nguồn thức ăn rất đa dạng.
6. Nuôi cá rô đồng
Là loài cá sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, được ưa chuộng bởi thịt béo, dai, thơm ngon, lại có giá trị kinh tế cao, ít bệnh, khả năng thích nghi với môi trường sống tốt.
7. Nuôi cá Tra – cá Basa
Với loài cá da trơn, thịt ngon rất được ưa chuộng, đây là loại cá chuyên xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là nước Mỹ. Nuôi cá Basa đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.
8. Nuôi cá cảnh
Mô hình này được nhiều người nuôi cá cảnh lựa chọn, tuy chất lượng nước khó kiểm soát hơn bể kính nhưng bù lại bể xi măng lại giúp cá nuôi hòa với nuôi tự nhiên, có thể kết hợp thả thêm rong, bèo để cải thiện lượng oxy cũng như thức ăn cho cá.
Sử dụng thêm men vi sinh xử lý đáy ao A BIO L để cải thiện môi trường nước, giúp giảm tảo, phân hủy lượng thức ăn dư thừa trong bể nuôi. Đồng thời sử dụng thêm các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho cá nuôi được khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất.
Ngoài 8 loại cá vừa nêu ra trên thì còn có rất nhiều loài cá các bạn có thể lựa chọn nhưng chưa hẳn phù hợp với việc nuôi trong bể xi măng nhất. Mặc dù vậy, các bạn có thể chọn đúng loại cá nuôi phù hợp với thị hiếu khu vực hoặc mục đích sử dụng của mình.