HƯỚNG DẪN LÀM BỂ LÓT BẠT NUÔI CÁ HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Nhiều người có xu hướng làm bể lót bạt hơn bể xi măng để nuôi cá. Vậy ưu điểm của bể lót bạt là gì? Và yêu cầu làm bể này nuôi cá, tôm, lươn, ốc, ếch là gì?

Làm bể bạt để nuôi cá, lươn, tôm hoặc ốc, ếch đang là xu hướng của nhiều hộ chăn nuôi từ các hộ quy mô nhỏ đến quy mô lớn đang được triển khai và đã có những thành công nhất định. Với số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, có thể làm bể lót bạt để đưa cá, lươn, tôm hoặc ốc, ếch vào nuôi ngay. Việc lắp đặt và chuẩn bị cho một bể lót bạt sẽ không quá phức tạp như việc đào ao, vậy làm bể lót bạt nuôi cá như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí?

Mời Quý độc giả cùng xem video Hướng dẫn làm bể lót bạt nuôi cá, lươn, tôm, ốc, ếch hiệu quả và tiết kiệm mà kênh Dr.Vet đã thực hiện

I. Lợi ích của bể lót bạt

Bể lót bạt được ưa chuộng nhiều hơn là bể xi măng do chi phí và công sức lắp đặt xử lý bể thuận tiện và nhanh chóng:

– Có thể tối ưu hóa thức ăn, tận dụng được hết lượng thức ăn, dễ dàng kiểm soát tránh dư thừa, gây lãng phí

– Nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá: giúp chống thấp nước, đảm bảo chất lượng nước, kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế sự phát triển của tảo và các tác động khác từ môi trường

– Thời gian vệ sinh bể nhanh, tăng mùa vụ, tăng lợi nhuận

– Cần xác định vị trí thuận tiện cho việc cấp nước và thoát nước, chọn nơi rộng rãi và thoáng mát, có cây xanh thì càng tốt

– Kích thước của bể thì tùy theo nhu cầu nuôi thả, có thể làm bể nhỏ dễ dàng quản lý, hoặc làm bể lớn nuôi tập trung, có thể làm bể hình tròn hoặc hình chữ nhật, diện tích tối thiểu của bể từ 1 -1,5m và độ sâu cần thiết từ 1-1,5m trở lên.

– Để làm bể lót bạt có thể đào bể đất chìm hoặc bể xi măng hoặc làm bể nổi cắm cọc cố định xung quanh.

– Lựa chọn bạt che thông dụng giá rẻ hoặc các loại bạt phủ nhựa chuyên dụng chống thấm. Nếu các bạn lựa chọn loại bạt giá rẻ chất lượng kém thì thời gian sử dụng sẽ thấp và vẫn có khả năng ngấm nước. Với bạt chất lượng tốt, sử dụng đúng cách tuổi thọ cao 5-7 năm thậm chí 10 năm.

– Cần chuẩn bị cọc sắt, cọc gỗ cố định bạt, với bể bạt nổi cần số lượng cọc nhiều, số lượng cọc tùy theo diện tích bể cần chuẩn bị, có thể làm khung sắt cho bể lót bạt, hoặc các bạn cũng có thể mua các bể lót bạt được làm sẵn trên thị trường.

II. Lưu ý trong lắp đặt bể lót bạt

1. Với bể làm nền đất

– Về bể chìm: Ao nuôi sau khi đào phải đầm chặt, nếu đất mềm cần trải cát đầm cho phẳng, phải dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng, nhặt bỏ những vật sắc nhọn (như đá, cành cây, sắt thép nhọn) sau đó tiến hành trải bạt, lưu ý trong quá trình trải bạt không đi giày hoặc hút thuốc gây hư hại bạt.

– Về bể nổi: nền đất cũng cần đầm chặt, loại bỏ hết những vật sắc nhọn tương tự, dọn mặt bằng thật kỹ trước khi trải bạt.

Trước khi chốt bạt: mặt bằng phải được chuẩn bị sạch sẽ, phẳng, không đọng vũng nước, nền đất chắc chắn.

2. Với bể làm trên nền xi măng

– Nền xi măng cần được láng bằng phẳng để khô, nên lót một lớp cát phẳng trước khi trải bạt tránh trường hợp bạt cọ sát với nền xi măng gây rách, hỏng mòn đáy bạt.

– Việc làm vị trí cống thoát nước, phần đáy nên đào bằng phẳng có độ dốc về phía xả nước đáy bể, đầu ống thoát nước có lưới lọc để tránh thất thoát cá, cần có ống xả tràn có lọc miệng ống cho trường hợp cấp nước vào bể nhiều cá sẽ bị trôi theo ra ngoài, hoặc bể ngoài trời mưa xuống làm bể tràn.

– Với bạt khi lắp đặt lưu ý độ căng của bạt, gập vuông các góc giúp cho bạt không bị xô nhúm, mất thẩm mỹ và bạt sẽ chắc chắn, độ bền cao hơn.

– Nên lắp thêm mái che bằng mái fibro xi măng hoặc mái lá để hạn chế tác động trực tiếp từ ngoại cảnh tới cá, bố trí thêm lưới vây xung quanh tránh trường hợp cá nhảy ra ngoài với một số loài có sức bật rất cao.

III. Chăm sóc và nuôi dưỡng cá

1. Nguồn nước nuôi cá

– Nước hút từ ao hồ: trước khi cho vào bể cần được lọc qua lưới, tiến hành sát trùng nguồn nước với A BENZACID 800 

– Với nguồn nước sạch dùng sinh hoạt có thể xả trực tiếp vào bể nuôi.

– Cần lưu ý các chỉ số môi trường nước như oxy hòa tan, pH, H2S với từng loài cá khác nhau. Bón vôi để ổn định độ pH

– Định kỳ bổ sung men vi sinh xử lý đáy ao A BIO L giúp giảm nhớt bạt, phân hủy các chất hữu cơ…..phân, thức ăn dư thừa để nguồn nước của cá giữ mức ổn định.

2. Thả cá giống

– Nên chọn cá giống ở các cơ sở uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi thả cá vào bể cho cá tắm với sản phẩm A – OXYLINE 200 S với thành phần Oxytetracycline giúp phòng trị bệnh nhiễm trùng trên cá.

– Cần chú ý mùa vụ nuôi thả của từng loại cá để lựa chọn cá nuôi phù hợp theo khu vực để cá được phát triển tốt.

3. Thức ăn

– Lượng thức ăn bổ sung vừa đủ cho cá phát triển, theo dõi trạng thái ăn của cá để kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý kịp thời

– Lưu ý trộn bổ sung Vitamin C như sản phẩm A VITA C MAX vào khẩu phần ăn định kỳ để tăng sức đề kháng cho cá, tăng lực cho cá lớn nhanh.

4. Thu hoạch

– Vì cá được nuôi thả trong bể bạt nên việc thu hoạch cá rất dễ dàng, thu được toàn bộ số cá trong bể, việc nuôi cá trong bể lót bạt cũng tận dụng được tối ưu thời gian tái sản xuất cho vụ nuôi mới tăng hiệu quả kinh tế.

Với những gợi ý, hướng dẫn về cách làm bể lót bạt nuôi cá, tôm, ếch, lươn tiết kiệm trên, bạn có thể làm bể bạt đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi, cũng như tăng lợi ích kinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *