Bệnh bí tiểu ở dê tuy là bệnh hay xảy ra ở dê nhưng không hay được quan tâm. Điều này có thể khiến dê gặp nguy hiểm nếu bệnh không được chữa kịp thời khi có thể khiến dê chết. Do vậy biết cách phòng và điều trị bệnh bí tiểu ở dê là điều cần thiết giúp đàn dê khỏe mạnh, và đảm bảo lợi nhuận.
Đối với người chăn nuôi dê thì bệnh sạn thận hay bệnh bí tiểu ở dê không còn quá xa lạ. Bệnh này thường xảy ra trong các trang trại chăn nuôi dê có bổ sung thức ăn chế biến sẵn như cám viên tổng hợp, khi gặp phải người nuôi thường bán thịt loại thải do kết quả điều trị không cao. Vậy bệnh này nguyên nhân do đâu, có triệu chứng, bệnh tích thế nào và để xử lý khi gặp phải ra sao để đạt hiệu quả cao.
Mời Quý độc giả cùng xem video Dê bị bí tiểu, nhận biết và cách xử lý hiệu quả mà kênh Dr.Vet đã thực hiện
1. NGUYÊN NHÂN
– Sạn thận do thức ăn mất cân bằng canxi, phosphore hoặc nuôi nhốt dê thiếu ánh nắng gây thiếu sinh tố D.
– Do ống tiểu dài hơn nên Dê đực thường bị bệnh hơn so với dê cái.
– Thức ăn có nhiều phosphore, nhiều thức ăn tinh là nguyên nhân gây kết sạn …
– Ngoài ra, cho dê ăn thức ăn tổng hợp (cám tổng hợp) của gà heo, trong đó tỷ lệ Ca/P: 1:1 nên dê dễ bị cặn thận gây lắng đọng sinh ra sỏi
2. DẤU HIỆU BỆNH
– Dê khó tiểu, đau, kêu rống, đi tiểu dắt nhỏ từng giọt, căng bụng, có máu trong nước tiểu, dương vật sưng, bỏ ăn suy nhược, hôn mê, chết.
– Vị trí sỏi: Đầu tiểu, giữa ống tiểu, bàng quang
– Tuỳ theo các bạn phát hiện sớm hay muộn vị trí sỏi sẽ khác nhau, khả năng trị khỏi sẽ khác nhau: Ngày đầu sỏi sẽ ở đầu tiểu, vài ngày sau sỏi ở giữa và nếu để lâu sỏi sẽ ở bàng quang.
3. CÁCH XỬ LÝ
Trường hợp nhẹ, khi phát hiện sớm sỏi ở đầu ống tiểu xử lý là đơn giản nhất và tỷ lệ thành công khoảng 80% trở lên. Có thể xử lý nhiều cách khác nhau:
– Tiêm thuốc: tiêm thuốc lợi tiểu Urotropin kết hợp FLUXIN 50 giúp chống viêm giảm đau, giảm co thắt đường tiểu, giúp nước tiểu tống hạt sạn ra. Dùng thêm BUTASAL 100 giúp tăng sức, cho dê nhanh hồi phục.
– Nặn hay vuốt sạn ra ngoài: thực hiện thao tác nặn, vuốt đẩy nhẹ nhàng theo đường nước tiểu, lưu ý trường hợp này chỉ với dê bị mức độ nhẹ, nước tiểu vẫn có thể ra ngoài. Tiêm thêm kháng viêm, giảm đau và thuốc bổ trợ cho dê sau khi thao tác.
– Cắt bỏ: Cần xác định đúng vị trí sỏi gây tắc tiến hành cắt bỏ. Tốt nhất các bạn nên nhờ thú y có tay nghề hỗ trợ xử lý để tăng tỷ lệ thành công.
Dê đực bí tiểu có thể chết, cần can thiệp đúng và chính xác nên việc nhận biết dê bị sạn thận (bí tiểu) càng sớm tỷ lệ thành công càng cao. Bổ sung Ammonium chloride để axit hóa nước tiểu giúp hòa tan sỏi photphat. Liều cho 1 dê khoảng 70 – 75 kg 2 lần ngày trong thức ăn, cho ăn thêm mật đường để dê ăn hóa chất này.
– Nếu phát hiện sạn to thì cần Biện pháp cấp cứu là giải phẩu lấy sạn.
– Với Ammonium chloride liều 2 muỗng café/60ml/ngày cho uống 2 tuần có hiệu lực tẩy sạn có kích thước trung bình.
– Dùng thuốc an thần hoặc flunixin như sản phẩm FLUXIN 50 giúp chống viêm giảm đau, giảm co thắt đường tiểu, giúp nước tiểu tống hạt sạn ra.
– Nên sử dụng thêm thuốc bổ BUTASAL 100 giúp cho dê hồi sức nhanh, tăng lực cho dê mau hồi phục.
-Ngoài ra, chú ý cho dê uống thêm điện giải CATTLELYTE hoặc ANTISTRESS KC giúp dê tăng sức đề kháng, giảm stress cho dê.
4. PHÒNG BỆNH
– Dê đực thiến sớm nuôi thịt làm cho dương vật kém phát triển, ống thoát tiểu hẹp dễ bị sạn. Vì vậy dê nên thiến lúc 4 -6 tháng tuổi.
– Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn (cám tổng hợp) bổ sung nên sử dụng thức ăn tổng hợp cho dê. Và cần cân bằng tỷ lệ Ca/P: 2:1 trong khẩu phần, cho ăn cỏ có phẩm chất tốt, có họ đậu và ít thức ăn tinh từ hạt, cho uống đủ nước sạch.
– Cân đối khẩu phần thức ăn xanh và thức ăn tinh phù hợp tuỳ theo lứa tuổi, thể trạng, khả năng hấp thu của từng con.
- Cần thêm muối NaCl vào thức ăn (0,5 – 1 % hoặc cho ăn tự do) để dê khát nước, uống thêm nhiều nước tránh kết sạn.
- Với những thông tin giải thích bệnh bí tiểu là gì và những biện pháp phòng trị bệnh trên, hy vọng bạn sẽ chăm sóc đàn dê của mình khỏe mạnh, và có thể kịp thời xử lý bệnh để giảm thiệt hại.