Ký sinh trùng đường máu nguy hiểm với thú cưng khi có thể dẫn tới tử vong, trong khi có nhiều nguồn lây nhiễm, và triệu chứng cũng giống một số bệnh khác. Vậy bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó là gì?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó (bệnh Babesiosis) là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì sẽ lây nhiễm qua vết cắn và đường máu. Trên cơ thể bọ ve là nơi phổ biến mà ký sinh trùng tồn tại. Nếu không điều trị kịp thì sẽ dẫn đến tử vong.
Mời Quý độc giả cùng xem video Không còn nỗi lo về bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó mà kênh Dr.Vet đã thực hiện
I. NGUYÊN NHÂN
- Chó bị bọ ve cắn:
Như vừa đề cập ở trên thì chó bị bệnh ký sinh trùng máu vì bọ ve có chứa ký sinh trùng máu Babesia. Khi chúng vào cơ thể của chó sẽ phát triển nhanh chóng vào hệ tuần hoàn máu và các cơ quan trong cơ thể.
- Chó được truyền máu không rõ nguồn gốc
Nếu chó có nhận máu từ những chú chó khác thì cần phải được xét nghiệm và kiểm tra rõ ràng. Vì trong máu truyền khả năng có thể có ký sinh trùng máu thì thú cưng sẽ bị nhiễm bệnh trực tiếp. Bệnh sẽ phát triển nhanh hơn vì ký sinh trùng đã tồn tại sẵn trong máu.
- Chó bị cắn bởi chó bị nhiễm bệnh
Tương tự như khi bị bọ ve cắn, những chú chó bị bệnh nhiễm trùng máu cũng có chứa ký sinh trùng. Trong lúc vui chơi, các chú chó có thể bị thương và ký sinh trùng xâm nhập qua vết thương.
- Chó đã có tiền sử bị nhiễm bệnh ký sinh trùng máu
Nếu chú chó đã bị nhiễm bệnh một lần nhưng không được điều trị triệt để nên còn sót lại một lượng ấu trùng của ký sinh trùng trong máu, đó là nguy cơ của sự phát tán khắp cơ thể của chó.
II. DẤU HIỆU
- Chó bị sốt
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của chó, chúng sẽ phát tán đi khắp cơ thể dẫn tới thân nhiệt tăng và sốt cao. Và cũng là triệu chứng phổ biến nên Sen sẽ không nhận biết ngay được bệnh.
- Chó bỏ ăn và cơ thể suy yếu
Ký sinh trùng khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể của chó bị ảnh hưởng. Trong đó hệ tiêu hóa ảnh hưởng nhiều và không hoạt động bình thường. Biểu hiện như không muốn tiếp nhận thức ăn, ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng.
- Chó bị vàng da và nướu bị nhạt màu
Máu có chứa ký sinh trùng nên hoạt động tuần hoàn máu không được lưu thông như trước. Dẫn tới một số cơ quan không được vận chuyển máu đầy đủ. Nên chó có hiện tượng vàng da hoặc màu da nhợt nhạt. Bởi ảnh hưởng của khuẩn Babesiosis nên nướu của chúng bị nhạt màu.
- Nước tiểu của chó màu vàng
Ký sinh trùng máu sinh sôi trong cơ thể khiến cho hoạt động bài tiết của chúng bị ảnh hưởng. Và nước tiểu của chó có màu vàng do lượng amoniac không được lọc sạch mà thoát ra ngoài.
III. PHÒNG NGỪA
- Vệ sinh chó thường xuyên, đảm bảo môi trường sống luôn được sạch sẽ và không có bọ ve, có thể dùng DEXON SUPER để sát khuẩn chuồng trại loại bỏ các ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra bạn lên sử dụng 1 số loại thuốc hạn chế sự có mặt và phát triển của ve rận như INTERMECTINtiêm định kỳ 1 năm 2-3 lần, FIPNIL SPRAY phun xịt định kỳ 1 tháng 1 lần, hoặc ANTIPOUX DOG S nhỏ gáy 6 tuần 1 lần để tiêu diệt bọ ve.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ. Có thể sử dụng INTRAFER 100 B12 để tăng quá trình tạo máu giúp tăng sức đề kháng cho chó. Khuyên bạn hãy cho thú cưng đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo khỏe mạnh.
- Ngoài ra có thể phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường máu nguy hiểm này bằng cách tiêm IMOCHEM 120 – sẽ ngăn ngừa khả năng bị nhiễm cũng như tái nhiễm lên đến 80%.
- Với chăm sóc thì bạn nên lưu ý tới chế đô phù hợp, sạch sẽ như thức ăn cần lựa chọn cẩn thận.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng hầu hết cún mắc bệnh kí sinh trùng đường máu đều có thể được cho điều trị ngoại trú với sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nhưng một số bệnh nặng, đặc biệt là những bệnh cún cần điều trị bằng dịch truyền hoặc truyền máu, nên được nhập viện để điều trị nội trú dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị, chó sẽ được cho sử dụng các loại thuốc để loại bỏ ký sinh trùng máu như IMOCHEM 120 với tác dụng điều trị bệnh về kí sinh trùng đường máu và biên trùng.
- Những chú chócó tình trạng bệnh nhẹ thì sau khoảng 1 tuần các triệu chứng sẽ giảm. Những chú chó có thể được cho sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giúp mau hồi phục.
- Nếu bị bệnh nặng thì phải thực hiện nhập việc để bác sĩ theo dõi và điều trị. Như bổ sung lại lượng máu bị thải ra thì chúng sẽ được truyền máu, truyền dịch. Điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh thứ phát bởi các loại thuốc kháng sinh phổ rộng.
Những thông tin trên về nguyên nhân, triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó sẽ giúp Sen hiểu rõ và phát hiện sớm để bảo vệ sức khỏe của cún yêu.