BỆNH ĐAU MẮT DO VI KHUẨN ECOLI Ở CHIM BỒ CÂU VÀ CÁCH XỬ LÝ

Bệnh đau mắt hay viêm mắt, sưng mắt là bệnh thường gặp trong chăn nuôi chim bồ câu. Đây là một bệnh không phải khó chữa. Bồ câu mắc bệnh đau mắt có thể khiến chim bị stress và làm giảm sức đề kháng với các bệnh khác.

1. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt trên chim bồ câu
Nếu chim bồ câu được nuôi theo hình thức chăn thả quần thể bên ngoài thì nguyên nhân chủ yếu làm cho chim bồ câu bị bệnh đau mắt là do chim bồ câu bị nhiễm ký sinh trùng và cụ thể là bị giun tròn trong mắt.

Nếu chim bồ câu được nuôi theo hình thức nhốt trong chuồng lồng thì nguyên nhân làm cho chim bồ câu bị bệnh đau mắt là do chim bồ câu bị nhiễm vi khuẩn Ecoli bay vào mắt. Do môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm nên khi chim vận động, vỗ cánh bay nhảy sẽ làm cho bụi bẩn có chứa vi khuẩn Ecoli bay vào mắt của chim bồ câu, gây ra bệnh đau mắt cho chim bồ câu.

Khi bị viêm, ngứa, chim bồ câu sẽ đưa chân lên gãi mắt. Chân của chim bồ câu bẩn vì có chứa phân dưới sàn chuồng khi tiếp xúc với mắt sẽ làm cho hiện tượng viêm gia tăng và làm cho bệnh đau mắt trở nên nặng hơn.

2. Đường lây truyền của bệnh đau mắt trên chim bồ câu
Bệnh đau mắt trên chim bồ câu lây truyền theo những con đường sau:

  • Lây truyền từ chim bồ câu bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua chim bồ câu khỏe theo đường hô hấp khi tiếp xúc qua thức ăn, nước uống.
  • Các hạt bụi bị nhiễm vi khuẩn trong không khí và phân của động vật gặm nhấm cũng là nguồn lây truyền của bệnh đau mắt
  • Trứng bồ câu khi tiếp xúc với phân bị nhiễm trong tổ cũng làm lây lan bệnh đau mắt

Bệnh đau mắt xảy ra quanh năm khi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý. Nhưng bùng phát mạnh nhất vào thời điểm giao mùa từ mùa xuân sang mùa hè, khi thời tiết thay đổi và thường có xu hướng phát triển nhanh và dễ lây lan.

Mời Quý độc giả cùng xem video Bệnh đau mắt ở chim bồ câu và cách xử lý mà kênh Dr.Vet đã thực hiện

3. Triệu trứng của bệnh đau mắt trên chim bồ câu
Chim bồ câu khi bị bệnh đau mắt sẽ có các triệu trứng sau:

  • Mắt bị đỏ, mí mắt bị sưng, trong mắt không ở trung tâm
  • Nước mắt nhiều và kết thành nhử
  • Với những con bị bệnh đau mắt nặng thì mắt sưng húp và mí mắt bị thâm đen

4. Cách phòng bệnh đau mắt cho chim bồ câu
Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo môi trường thông thoáng cho toàn bộ khu vực chuồng nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ và phải đảm bảo nước uống của chim luôn sạch, thức ăn không bị nấm mốc, ôi thiu.

Định kỳ 1 tuần 1 lần sử dụng những loại thuốc sát trùng sử dụng được khi có mặt vật nuôi ở trong chuồng như: DEXON SUPER hoặc IONDIN@ để phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi để tránh các loại vi khuẩn lưu trú trong chuồng nuôi.

Ngoài ra, người nuôi cần thường xuyên theo dõi đàn chim bồ câu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đau mắt khi bệnh mới xuất hiện.

5. Cách trị bệnh đau mắt cho chim bồ câu
– Người nuôi vệ sinh mắt cho chim bồ câu bằng dung dịch nước muối sinh lý của người. Nhỏ từ 1-2 giọt cho chim tự chớp mắt.
– Với những con chim bồ câu mới chớm bị bệnh đau mắt, sử dụng kháng sinh là thuốc mỡ tra mắt Tetracylin của người nhỏ vào mắt và dùng tay xoa quanh mí mắt của chim bồ câu.
– Với những con chim bồ câu đã bị bệnh đau mắt nặng, mắt đã sưng húp và bị thâm đen thì cần tiến hành tiêm kháng sinh trực tiếp.
Có thể sử dụng INTERSPECTIN L hoặc LINSPETIN

– Bổ sung thêm các loại vitamin ADE, vitamin tổng hợp và men tiêu hóa giúp chim bồ câu nhanh khỏi bệnh, trợ sức trợ lực và tăng cường sức đề kháng cho chim bồ câu như: VITOL 140 ORAL, BEECOM WS, TRISPRO,…

Trên đây, VB Pharma đã giới thiệu tới Quý độc giả những kiến thức cơ bản về bệnh đau mắt trên chim bồ câu. Nếu Quý độc giả muốn tìm hiểu về các sản phẩm thuốc được sử dụng trong bài thì có thể kích vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *