Trong chăn nuôi, vi khuẩn E.coli là một trong những loại vi khuẩn đường ruột phổ biến nhất. Trong quá trình nuôi chim bồ câu, nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ và thức ăn cho vật nuôi không được đảm bảo an toàn thì việc chim bồ câu bị nhiễm bệnh tiêu chảy Ecoli là khó tránh khỏi. Khi chim bồ câu bị mắc bệnh tiêu chảy Ecoli thì rất dễ bị ghép với các bệnh khác như bệnh CRD, bệnh thương hàn,…
XEM THÊM: Bệnh CRD trên chim bồ câu – Cách phòng và trị bệnh
I. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy Ecoli trên chim bồ câu
Bệnh tiêu chảy Ecoli do vi khuẩn có tên Escherichia Coli hay viết tắt là Ecoli gây ra. Đây là 1 loài vi khuẩn Gram âm, có nhiều chủng, được phân bố rộng trong môi trường sống của vật nuôi như: Thức ăn, nước uống, vật dụng chăn nuôi và đây cũng là một loại vi khuẩn cư trú trong ruột của vật nuôi.
II. Đường lây truyền của bệnh tiêu chảy Ecoli trên chim bồ câu
Bệnh tiêu chảy Ecoli có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau như:
- Lây truyền ngang từ chim bồ câu bị bệnh sang chim bồ câu khỏe mạnh khi có tiếp xúc qua thức ăn, nước uống hoặc phân của chim bồ câu bị bệnh tiêu chảy Ecoli; hoặc các động vật gặm nhấm như chuột, kiến, gián cũng là nguồn lây truyền của bệnh tiêu chảy Ecoli. Ngoài ra, trứng bồ câu khi tiếp xúc với phân bị nhiễm trong tổ cũng làm lây lan bệnh tiêu chảy ecoli.
- Bệnh tiêu chảy Ecoli cũng có thể lây truyền theo chiều dọc, khi chim bồ câu mái đẻ nhiễm vi khuẩn Ecoli trong ống dẫn trứng sẽ lây truyền qua trứng vào phôi và sẽ có sẵn trong cơ thể của chim bồ câu con khi nở ra.
- Bệnh tiêu chảy Ecoli xảy ra mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi thời tiết mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.
III. Triệu trứng biểu hiện khi chim bồ câu mắc bệnh tiêu chảy Ecoli
– Vi khuẩn Ecoli thường nhân lên và tấn công vào chim bồ câu khi sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm, và chúng tấn công tập trung ở hệ tiêu hóa của chim bồ câu. Do đó, triệu trứng căn bản nhất của bệnh này là chim bồ câu bị tiêu chảy phân lỏng, nhầy, có bọt, màu trắng hoặc màu xanh, mùi hôi thối.
– Một số biểu hiện chung của chim bồ câu khi mắc bệnh là: Ủ rũ, kém ăn, uống nhiều nước, lông xù, năng suất trứng giảm, mất nước nên chim trở nên gầy gò. Nếu đang trong giai đoạn nuôi con thì chim bố mẹ sẽ không mớm ăn cho chim con.<span style=”font-family: arial, helvetica, sans-serif; color: #000000;”><span><img src=”/storage/phan-chim.jpg” alt=”” width=”584″ height=”187″ style=”display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;”> </span></span> – Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng trứng của chim sinh sản làm cho trứng bị thối hoặc ung trong quá trình ấp. Đặc biệt bệnh tiến triển rất nhanh ở những con chim non do sức đề kháng còn yếu, ở chim trưởng thành, nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ chết sẽ rất cao.
Mời quý độc giả cùng xem video kênh Dr.Vet đã thực hiện về bệnh tiêu chảy ecoli trên chim bồ câu
IV. Cách thức phòng bệnh tiêu chảy Ecoli trên chim bồ câu
1. Vệ sinh hằng ngày
– Cần thu nhặt trứng hàng ngày, những quả trứng bị rạn nứt hoặc dính phân từ con bị bệnh cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến năng suất ấp.
– Trong quá trình chăn nuôi, cần bổ sung nguồn thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim bồ câu
– Theo dõi sức khỏe hàng ngày của đàn chim bồ câu; cần cách ly ngay những con có biểu hiện mắc bệnh tiêu chảy Ecoli để kịp thời điều trị.
2. Vệ sinh thú y
– Luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên phun thuốc sát trùng giúp tiêu diệt mầm bệnh tiêu chảy Ecoli quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi chim bồ câu và khu vực máy ấp trứng của chim bồ câu. Có thể sử dụng sản phẩm DEXON SUPER hay IONDINE @ để phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi giúp tránh các loại vi khuẩn lưu trú trong chuồng nuôi. Chú ý phải phun ướt nền chuồng và khay đựng phân của chim bồ câu và có thể phun cả vào người của chim bồ câu vì đây là những loại thuốc sát trùng rất an toàn cho vật nuôi.
Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ và phải đảm bảo nước uống của chim bồ câu luôn sạch, thức ăn không bị nấm mốc, ôi thiu.
– Định kỳ bổ sung Vitamin và thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho chim bồ câu. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi hoặc khi chim bồ câu bị stress do vận chuyển hoặc sau khi làm vaccine cho bồ câu xong.
VI. Cách trị bệnh tiêu chảy Ecoli cho chim bồ câu
Khi chim bồ câu bị bệnh tiêu chảy Ecoli, cần tiến hành làm những việc sau:
1.Tách riêng những con chim bồ câu bị bệnh tiêu chảy Ecoli để điều trị tránh hiện tượng lây lan bệnh tiêu chảy Ecoli ra toàn đàn. Thu dọn chuồng trại, phun sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh cư trú quanh chuồng nuôi.
2. Sử dụng phác đồ để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra trên đường tiêu hóa của vật nuôi như sau:
– Bước 1: Bù nước bằng Điện giải + cân bằng hệ vi sinh bằng Men tiêu hóa
Sử dụng sản phẩm điện giải ELECTROMIX WS hay VITAHERB kết hợp với men tiêu hóa TRISPRO
– Bước 2: Dùng kháng sinh điều trị bệnh tiêu chảy Ecoli
Sử dụng sản phẩm COLI 2400 ORAL hoặc COLI 4800 WS hoặc INTERFLOX ORAL để điều trị bệnh tiêu chảy Ecoli cho chim bồ câu.
– Bước 3: Dùng thuốc bổ hoặc giải độc gan thận.
Do bị bệnh và phải dùng kháng sinh nên chim bồ câu sẽ yếu hơn. Cần cho bồ câu uống thêm các sản phẩm thuốc bổ hoặc giải độc gan thận giúp chim nhanh khỏe.
Có thể dùng các sản phẩm: STIMOSOL ORAL hoặc AMINOGROW ORAL hay BEECOM WS
Sản phẩm giúp giải độc gan thận: INTERTONIC ORAL hay HEPASOL ORAL
Trên đây là những kiến thức tổng quát nhất về bệnh tiêu chảy E coli trên chim bồ câu – nguyên nhân, triệu chứng và thuốc đặc trị bệnh. Quý độc giả muốn tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc trên đây thì có thể kích vào tên thuốc để biết thêm thông tin chi tiết.