ỨNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC TRONG CHĂN NUÔI

Từ thời xa xưa khi chưa có các loại hóa dược như bây giờ, con người đã biết dùng những loại cây thảo mộc để làm thuốc chữa bệnh, để ăn, để sinh tồn qua năm tháng, qua thời tiết khắc nghiệt.

Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh trên người và vật nuôi ngày càng tăng và ở mức báo động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng khi một số bệnh nhiễm khuẩn cả trên người và vật nuôi không còn khả năng điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường.

Chính vì thế mà sử dụng thảo dược bổ sung vào thức ăn chăn nuôi được xem là một hướng đi an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Vậy các loại thảo dược trong chăn nuôi là gì? và ứng dụng của chúng.

Mời Quý độc giả cùng xem video Ứng dụng của các loại thảo dược trong chăn nuôi mà kênh Dr.Vet đã thực hiện 

Lợi ích khi sử dụng các sản phẩm thảo dược trong chăn nuôi

Lợi thế ưu việt nhất mà các sản phẩm thảo dược mang lại trong chăn nuôi đó là:

- Hiệu quả cao, không gây hiện tượng kháng thuốc, không để lại tồn dư trong sản phẩm, an toàn cho người và động vật, giảm hao hụt trọng lượng và hao hụt đàn, giá thành rẻ.

- Các sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng và trị các bệnh như: Bệnh cúm, bệnh đường ruột, điều trị vết thương, tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt, trứng và sữa.Một số các thảo dược phổ biến được sử dụng trong chăn nuôi như:

1.Tỏi

- Là một loại kháng sinh tự nhiên đã được người dân sử dụng từ ngàn đời xưa để phòng bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là giai đoạn đầu phát triển.

- Tỏi có hoạt chất chính là allicin, một chất kháng sinh tự nhiên mạnh hơn penicillin. Đặc biệt có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn ức chế 70 loại vi khuẩn gram âm và gram dương; Kháng virus; Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật; Phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp; Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu quả sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh.

2. Nghệ

- Nghệ chứa hoạt chất chính có tên là Curcumin, chất này làm cho nghệ có màu vàng và vai trò chính là kích thích hệ miễn dịch, giúp cho hệ tiêu hóa, hệ xương khớp khỏe, chống oxy hóa

3. Gừng

- Điểm đặc biệt của loại thảo dược này là có mùi và vị là do một hỗn hợp dễ bay hơi có tên là Zingerone, shogaols và gingerols. Trong đó, gingerols có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng tiết nước bọt, giảm đau, an thần, giải nhiệt và kháng khuẩn. Zingerone trong gừng có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả tiêu chảy gây ra do nội độc tố của vi khuẩn Ecoli.4. Atiso

- Atiso thường được sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng cao atiso được chiết xuất từ 100% atiso tự nhiên. Là thảo dược có chứa hoạt chất cynarin, apigenin, luteolin với tác dụng tăng cường chức năng gan, mật.

- Bởi khả năng điều trị các bệnh đường tiêu hóa, đồng thời còn hạn chế quá trình tạo sỏi ở đường tiết niệu gia cầm nên Cao atiso giúp hệ tiêu hóa ở vật nuôi được hoạt động tốt hơn.

- Nhờ các hợp chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm mà cao atiso có chức năng ngăn chặn quá trình oxy hóa các gốc tự do, đồng nghĩa với việc hạn chế và bảo vệ vật nuôi khỏi các biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, sự lão hóa vật nuôi,…

5. Cây cam thảo

- Cây cam thảo chứa hoạt chất glycyrrhizin. Hoạt chất này có vị ngọt gấp 50 lần so với đường sucrose, sau khi xử lý nhiệt vị ngọt này vẫn được duy trì. Cam thảo được sử dụng trong chăn nuôi với mục đích tăng tính thèm ăn, giải độc gan, tăng chức năng miễn dịch và chống lại stress do chuyển mùa, thay đổi thức ăn, tiêm phòng vaccine,…

6. Bạc hà

- Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà. Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà thường từ 0,5 đến 1%, có khi có thể lên tới 1,3 – 1,5%

- Tinh dầu bạc hà thường được dùng để giảm ho, hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu trứng của các bệnh như: Hen, cúm, viêm phế quản, chống buồn nôn, giảm đau cơ, giảm đau họng, giảm tắc nghẽn mũi, họng do đờm, chất nhày. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng giảm nôn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng tính thèm ăn cho vật nuôi. Do vậy, nếu bổ sung lá bạc hà khô hoặc tươi vào khẩu phần ăn của gà đẻ đã giúp làm tăng đáng kể trọng lượng trứng, sản lượng trứng , khối lượng trứng và lượng thức ăn.7. Quế

Quế là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm. Các hoạt chất chính có trong quế có tác dụng:

- Kháng khuẩn: Ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa. Ứng dụng tốt trong giai đoạn úm thời tiết lạnh và nồm ẩm

- Chống nấm: Ức chế hoạt động của một số loại nấm

- Chống ve đỏ gia cầm: Quế được phát hiện là một chất xua đuổi hiệu quả mạt, ve đỏ ở gia cầm

- Lợi ích về đường tiêu hóa: Bột quế hoặc các dẫn xuất của nó có tác động tích cực đến tiêu hóa, hấp thụ, hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, khả năng miễn dịch cũng như cải thiện việc sử dụng thức ăn.

Ngoài ra còn rất nhiều các thảo dược khác đã, đang và sẽ được ứng dụng để sử dụng trong chăn nuôi.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm thảo dược nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng như:

ANTISTRESS KC: Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp tăng đề kháng, chống nóng, giải độc gan thận, cầm máu và chống chảy máu cho vật nuôi

TONICKEY hoặc KINETIC: Thảo dược giúp bổ thận, đào thải độc tố, tăng cường chức năng gan thận của vật nuôi

MULVIGOOD hoặc MULTIVITA: Thảo dược giúp vật nuôi tăng trọng, vỗ béo, mượt lông, lên mào

EGGDULL hoặc BOSSEGG: Thảo dược giúp đẻ bền, đẻ nhiều, trứng đẹp và kích trứng

Ứng dụng thảo dược vào chăn nuôi là xu thế tất yếu hiện nay và tương lai bởi lợi ích và hiệu quả cao mà thảo dược mang lại cho chất lượng sản phẩm và an toàn với vật nuôi.

Chia sẻ
Facebook Zalo Skype Twitter Linkedin Youtube