BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Bệnh phân trắng trên tôm tuy là bệnh hay xảy ra trên loài vật nuôi này nhưng không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu rõ về cách phòng trị bệnh. Sau đây sẽ là những thông tin cụ thể về Bệnh phân trắng trên tôm giúp bà con phòng bệnh tốt hơn và giảm thiệt hại.

Hiện nay nghề chăn nuôi tôm đang rất phát triển, nếu chăn nuôi tốt thì sẽ đem lại thu nhập ổn định và giúp bà con phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, nuôi con gì thì cũng không thể tránh khỏi dịch bệnh được và đối với Tôm thì bệnh phân trắng là một bệnh tương đối phổ biến. Vậy Bệnh phân trắng trên tôm? và cách phòng bệnh hiệu quả là gì?

Mời Quý độc giả cùng xem video Bệnh phân trắng trên tôm, nguyên nhân và cách phòng trị mà kênh Dr.Vet đã thực hiện 

I. NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng ở tôm như:

- Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc đố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng…

- Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… Trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.

- Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine là nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.

- Các Vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra gồm Vibrio vulnificus, Vibrio fluvialis, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio damsels, Vibrio minicus, Vibrio cholera.II. TRIỆU CHỨNG

- Tôm ăn yếu, có thể bỏ ăn nếu bệnh quá nặng.

- Phân màu trắng, thường nổi lên trên mặt nước và tập trung ở cuối hướng gió. Khi quan sát thì trong ruột tôm sẽ thấy ruột tôm rỗng hoặc thức ăn bị đứt quãng, còn vỏ tôm mềm và thịt tôm không chứa đầy vỏ.

- Khi mổ khám thì thấy tôm có các biểu hiện như: Gan tụy chuyển màu sẫm, sau đó chuyển sang màu trắng và teo nhỏ, chai cứng (dai). Thức ăn trong ruột tôm đứt khúc hoặc không có thức ăn.III. PHÒNG BỆNH

- Con giống trước khi thả nuôi phải được xét nghiệm không mang mầm bệnh

- Lưu ý trước khi nuôi phải cải tạo ao nuôi thật kỹ, đúng kỹ thuật

- Trong quá trình nuôi cần đảm bảo:

+ PH phải giữ ổn định

+ Đảm bảo lượng Oxy hòa tan trong ao nuôi

+ Không để mật độ tảo quá dày, tảo tàn đột ngột bằng cách định kỳ diệt bớt tảo bằng A COSOMAX hoặc A CUSO4

+ Không cho tôm ăn thừa thức ăn 

+ Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng A VITA C MAX

+ Bổ sung men vi sinh A LACTOBACI hoặc A LACTOACIMIN vào thức ăn cho tômIV. TRỊ BỆNH

Tùy từng ao nuôi mà có hướng điều trị cụ thể:

- Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao

- Bật quạt nước để đảm bảo lượng Oxy hòa tan cho ao nuôi

- Thay nước sạch cho ao nuôi, chú ý thay lượng nước từ từ khoảng 1/3 lượng nước ao nuôi tránh hiện tượng tôm bị sốc

- Ngừng cho tôm ăn trong vòng 1-2 ngày

- Bổ sung A LACTOBACI hoặc A LACTOACIMIN để tăng cường tiêu hóa hấp thu và A VITA C MAX để tăng sức đề kháng cho tôm

- Dùng kháng sinh A OXYLINE 200S hoặc A FLOCOL 500S để điều trị và phòng bệnh kế phát

Mong rằng với những thông tin vô cùng hữu ích trên về Bệnh phân trắng trên tôm sẽ giúp người chăn nuôi tôm đạt hiệu quả cao và bảo vệ được sức khỏe của vật nuôi, nâng cao năng suất.

Chia sẻ
Facebook Zalo Skype Twitter Linkedin Youtube