BỆNH NẤM DA (MỐC DA) TRÊN GÀ CHỌI

Gà chọi có thể bị một mảng trắng dính trên da và bị bong ra, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da (mốc da) ở vật nuôi này – tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng không xử lý kịp thời sẽ khiến da chúng yếu dần.

Mời Quý độc giả cùng xem video Cách xử lý bệnh mốc da (nấm da) trên gà chọi mà kênh Dr.Vet đã thực hiện

Việc chăm sóc để gà chọi có sức khỏe tốt đòi hỏi người nuôi gà phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Giống như nhiều loại vật nuôi khác, gà chọi cũng dễ mắc một số loại bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cách xử lý bệnh nấm da hay còn gọi là mốc da trên gà chọi hiệu quả.I. NẤM DA (MỐC DA) Ở GÀ CHỌI LÀ GÌ ?

Tình trạng bị mốc trên gà chọi thường là có một mảng trắng dính trên da của gà, có thể một phần trên mặt hoặc cả cơ thể. Hoặc là phần da đầu của gà bị dính mốc và bong ra.

Mặc dù không gây nguy hại đến sức khoẻ của gà chiến, nhưng bệnh làm gà bị giảm độ đẹp, nhất là đối với các con gà bị rụng vảy. Nên nếu bạn để tình trạng bệnh tồn tại lâu sẽ tác động lên làn da của gà chọi, khiến lớp da của vật nuôi này yếu dần và dễ dàng bị thương.

II. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh do 1 loại nấm có tên Trichophyton gallinae gây ra

- Thường xảy ra ở khu vực chuồng nuôi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không dọn vệ sinh thường xuyên.

- Khi da xước, xây sát thì bệnh có thể lan nhanh hơn. Gà khỏe có thể bị lây nhiễm từ lớp vẩy nấm ở gà bệnh.III. TRIỆU CHỨNG

Khi gà chọi bị bệnh nấm da sẽ có các biểu hiện sau:

- Các vùng da trên đầu, cổ, mào tích hoặc toàn thân xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng, sau tạo thành những đám nấm màu trắng, sần sùi như có bột trắng phủ lên. Các dấu hiệu trên lúc đầu chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định. Nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh sang những vùng khác và ngày càng trở lên trầm trọng hơn. Với các mảng trắng này, chúng có thể bong tróc khỏi lớp da bên ngoài một cách dễ dàng. Chúng chính là lớp da chết của gà bị nấm mốc sinh ra và bong tróc thường xuyên.

IV. CÁCH PHÒNG BỆNH

- Đảm bảo khu vực chuồng chăn nuôi luôn khô ráo, thoáng khí và sạch sẽ. Như vậy sẽ giúp gà phòng tránh được bệnh mốc da, và những bệnh ngoài da khác.

-  Nếu một cá thể gà chọi bị mốc trắng, cần cách ly gà ra khỏi khu vực khác. Không dùng lẫn lộn các loại quần áo, khăn tắm giữa gà chọi bị mốc, và gà khoẻ mạnh. Như vậy sẽ giảm được tình trạng bệnh nấm mốc trên gà lây sang nhau.

- Nếu gà mới đi chiến trận xong, cần vệ sinh lông gà sạch sẽ với nước nóng và khăn sạch. Sau đó xử lý cho lông gà được khô, rồi mới nhốt vào chuồng. Việc lông gà ẩm là điều kiện thuận lợi, để sinh ra nấm mốc phát triển. Vì thế hãy vệ sinh, hoặc tắm rửa cho gà giữa lúc trời nắng nóng là tốt nhất.V. CÁCH ĐIỀU TRỊ

- Lấy 1 cốc trà xanh ấm, đặc, pha với 1 thìa muối rồi dùng bàn chải đánh răng đánh sạch vẩy nấm, mốc trắng trên vùng da hoặc mào gà bị nấm. Tiếp theo dùng giấy ăn thấm khô vùng da bị nấm.

- Tiến hành dùng thuốc có thành phần Ketoconazole bôi lên vùng da bị mốc ngày 1-2 lần, kết hợp uống.

- Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng sản phẩm BUTASAL 100 hoặc BUTAVIT 100 

Bệnh nấm da ở gà chọi tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều tới vẻ đẹp của gà, cũng như lợi ích kinh tế. Những thông tin chi tiết về phòng và trị bệnh nấm da trên sẽ giúp bạn chăm sóc gà chọi tốt hơn.

 

 

 

Chia sẻ
Facebook Zalo Skype Twitter Linkedin Youtube