Bạn đã từng nghe qua bệnh chướng hơi ở ếch? Bệnh nguy hiểm hay không? Hậu quả tới kinh tế như thế nào?
Trong quá trình chăn nuôi ếch thì ít nhiều bà con chăn nuôi cũng đã từng gặp tình trạng ếch nhà mình bị trướng phình bụng lên và chết, gây ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế. Nên việc tìm hiểu về bệnh, và chủ động phòng bệnh vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Vậy bệnh chướng hơi, sình bụng là gì?
1. NGUYÊN NHÂN
- Nguồn nước nuôi ếch bị nhiễm bẩn, ít khi thay nước dẫn đến ếch uống phải nước bẩn gây trướng bụng, đầy hơi
- Thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiiu, nấm mốc
- Cho ếch ăn quá nhiều, ếch ăn quá no thức ăn không tiêu hóa hết được cũng dẫn tới hiện tượng sình bụng, đầy hơi.2. BIỂU HIỆN
- Ếch bỏ ăn, nằm một chỗ vận động khó khăn
- Bụng ếch bị trướng to, căng như quả bóng
- Có thể có hiện tượng hậu môn lòi ra, ruột sưng lên, mỏng và có màu đỏ, trong ruột có dịch lỏng và lẫn ít thức ăn3. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường nuôi và nguồn nước nuôi ếch
- Cho ăn thức ăn sạch sẽ hợp vệ sinh với lượng ăn vừa phải để ếch ăn hết tránh dư thừa và chia thành nhiều bữa trong ngày, tốt nhất nên cho ăn vào buổi sáng và chiều mát. Tốt nhất sau khi cho ăn 4-6h nên dọn sạch thức ăn còn thừa và vệ sinh sản ăn cho ếch
- Định kỳ dùng men tiêu hóa A LACTOBACI cho ếch để tăng cưởng tiêu hóa hấp thu.4. TRỊ BỆNH
- Khi ếch bị bệnh tốt nhất nên cho ếch nhịn ăn 1-2 ngày
- Vệ sinh khử trùng môi trường ao nuôi bằng A – BENZACID 800
- Sử dụng kháng sinh A – OXYLINE để trộn vào thức ăn cho ếch để tránh các bệnh kế phát khác
- Dùng men tiêu hóa A LACTOBACI hoặc A – LACTOACIMIN cho ếch ăn để cải thiện hệ tiêu hóa, tăng tiêu hóa hấp thu và ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
Bệnh chướng hơi trên ếch tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu bạn không chăm sóc kỹ sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế. Với những kiến thức trên, bạn đã có thể chăm sóc vật nuôi tốt hơn.